Vong ngôn

Vong ngôn hay thất ngôn, mất khả năng ngôn ngữ (tiếng Anh: aphasia, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, aphatos: 'mất ngôn ngữ') là mất khả năng tạo và thấu hiểu ngôn ngữ, xuất phát từ các tổn thương tại não ở những vùng phụ trách các chức năng này, như vùng Broca, đảm nhiệm chức năng tạo dựng ngôn ngữ, hay vùng Wernicke, đảm nhiệm chức năng diễn đạt ngôn ngữ. Đây không phải là sự thiếu hụt về các chức năng tri giác, trí tuệ, hay tâm lý[1], cũng không phải là do suy yếu cơ bắp hay do rối loạn nhận thức.Loạn ngôn hay rối loạn khả năng ngôn ngữ (Dysphasia) là sự trục trặc ngôn ngữ nhưng không phải mất đi khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và thấu hiểu ngôn ngữ. Thuật ngữ dysphasia ít được biết đến vì sự phổ biến của thuật ngữ vong ngôn đặc biệt là trong các lĩnh vực nghiên cứu về các tổn thương tiếng nói và ngôn ngữ, nên không thể nhầm lẫn với các trục trặc ngôn ngữ vì khó nuốt do một căn bệnh nào đó gây ra.Tùy thuộc vào vùng não và mức độ thiệt hại, người bị vong ngôn có thể có khả năng nói nhưng không thể viết, hoặc ngược lại, mất đi khả năng thể hiện năng lực ngôn ngữ trên một diện rộng, như có thể hát nhưng lại không nói được. Vong ngôn có thể đi đôi với các rối loạn ngôn ngữ khác như loạn vận ngôn (dysarthria) hoặc mất phối hợp động tác (apraxia), cùng là hệ quả từ các tổn thương tại não.Vong ngôn có thể nhận diện được bằng những cách khác nhau, từ những phương pháp khám nghiệm nhanh cạnh giường bệnh cho đến những việc tiêu tốn năng lượng trong đó kiểm tra các nhân tố then chốt về ngôn ngữ và năng lực giao tiếp. Bệnh chứng và khả năng hồi phục của những người bị vong ngôn rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, vị trí và mức độ tổn thương, và dạng vong ngôn.